Miến So: Từ thần tích ngàn năm đến sản phẩm OCOP

20/10/2021 22:44

Hà Nội là đất trăm nghề với nhiều đặc sản vùng miền nổi tiếng kết tinh những giá trị văn hóa từ những huyền tích gắn với sản phẩm được ông cha trao truyền qua bao thế hệ. Chính những câu chuyện văn hóa, huyền tích trong lịch sử hình thành sản phẩm gắn với một vùng đất không chỉ góp phần làm nên giá trị gia tăng cho sản phẩm mà còn tạo ra sự phát triển bền vững. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm như thế phải kể đến đặc sản Miến làng So xã Cộng Hòa và xã Tân Hòa (Quốc Oai, Hà Nội) có quá trình hình thành phát triển "Từ thần tích ngàn năm đến sản phẩm OCOP".

Đình So được mệnh danh là "Danh nam đệ nhất Xứ Đoài"

Chỉ trong vài năm, ba ông cùng Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh thắng, bình định được 11 sứ quân. Tuy nhiên khi đối mặt với sứ quân hùng mạnh nhất do Đỗ Cảnh Thạc (Độc nhĩ vương) làm chỉ huy ở khu vực Thanh Oai, Quốc Oai, Thạch Thất, quân của Đinh Bộ Lĩnh chịu nhiều tổn thất. Bởi nơi đây không chỉ có thành cao hào sâu mà Độc Nhĩ Vương là người trí dũng mưu lược lại được lòng dân địa phương. Với nhân dân ở xứ này, Đỗ Cảnh Thạc là người có công trong việc mang các nghề Nông, Trang, Canh, Cửi...đem lại cuộc sống cho họ (Đến nay, nhiều nơi ở Thanh Oai, Quốc Oai đã tôn ông là Thành Hoàng làng và được thờ phụng ở một số di tích như đền Tam Xã, đình Sài Khê, đình Thụy Khê, đình Đa Phúc ở xã Sài Sơn, đình Ngô Sài ở thị trấn Quốc Oai, đình Cổ Hiền xã Tuyết Nghĩa thuộc huyện Quốc Oai; đình Bình Xá, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất và đền thờ ở làng Bình Đà, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai…).

Để đánh bại được sứ quân của Đỗ Cảnh Thạc, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế để đánh. Hai bên giao tranh ác liệt trong hơn một năm (966 - 967). Chiến công lớn của 3 ba vị chủ soái họ Cao cùng nghĩa quân làng So là trận chiến với sứ quân Đỗ Cảnh Thạc vùng Đỗ Động. Khi vượt sông Thanh Quyết, các ông đánh thành Thường Vệ, vây thành Bảo Đà, đánh thành Quèn (xã Liêm Tuyết, Quốc Oai) rồi đóng đồn doanh ở Sơn Lộ Trang. Khi Đinh Bộ Lĩnh bị vây hãm ở Bối Khê, tình thế vô cùng nguy cấp, lập tức ba ông mang quân đi giải vây. Dân trang Sơn Lộ đã chọn ra 300 tráng đinh khỏe mạnh đi theo các ông làm thần tử. Trước ngày xung trận, dân làng mở tiệc khao quân bằng những đặc sản nổi tiếng của quê hương khi đó là bún gạo, chè kho…trong 3 ngày liền đúng dịp Tết Đoan Ngọ (đến nay, người dân làng So vẫn có câu “Mồng ba ăn bún, mồng bốn ăn chè, mồng năm giết sâu bọ”).

Vào trận, ba anh em họ Cao cùng nghĩa quân làng So tả xung hữu đột chém được chánh tướng Đỗ Thanh Long và hàng ngàn sĩ tốt, giải thoát cho Đinh Bộ Lĩnh. Năm 968, loạn 12 sứ quân được dẹp hoàn toàn, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, hiệu là Đinh Tiên Hoàng đã sắc phong 3 anh em họ Cao là Tam vị Thông Hiện Nguyên soái Đại Vương. Sau khi ba vị hóa về trời, nhân dân suy tôn là Tam Thánh Thành Hoàng làng So và thờ tự của các ngài là một ngôi miếu được xây dựng vào thời nhà Đinh (968 - 980). Đến năm 1673 thời Lê Trung Hưng (1533-1788), miếu được tu bổ cũng như mở rộng thành đình So hoàn thành vào văn 1674 có hướng chính điện nhìn ra sông Đáy và Hoàng Thành Thăng Long.

 
 

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm quan gian hàng giới thiệu đặc sản Miến So và các mặt hàng thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô

Đặc biệt, tại Hội chợ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ và sản phẩm OCOP Thủ đô diễn ra vào ngày 21 – 22/9/2019 tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, gian hàng giới thiệu đặc sản Miến So đã được Thủ tướng Chỉnh phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường cùng lãnh đạo Thành phố Hà Nội tới thăm quan và biểu dương khen ngợi.

Tại Phiên chợ quảng bá, giới thiệu, kết nối giao thương sản phẩm OCOP diễn ra vào tối ngày 10 - 13/10/2019 tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn (Tây Hồ, Hà Nội), lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội cùng các đại biểu đã đến thăm gian hàng giới thiệu đặc sản Miến So và đã đánh giá cao đối với một đặc sản gắn với miền danh thắng Xứ Đoài nổi tiếng.

Trên cơ sở bộ tiêu chí, quy trình đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP được Trung ương ban hành và kế hoạch thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm Thành phố Hà Nội đến năm 2020, chính quyền địa phương đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng để sớm hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận Miến So là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP.

Vương Xuân Nguyên 

Bạn đang đọc bài viết "Miến So: Từ thần tích ngàn năm đến sản phẩm OCOP" tại chuyên mục Tư liệu - Nghiên cứu. Mọi chi tiết xin liên hệ số hotline (08.4646.0404) hoặc gửi email về địa chỉ (a0912563309@gmail.com).