Trải qua 106 tuổi đời, 70 tuổi Đảng với một trí tuệ uyên bác và làm việc miệt mài tận hiến cho sự nghiệp chấn hưng văn hóa dân tộc, Giáo sư, Anh hùng lao động Vũ Khiêu được nhiều học giả, chính khách trong và ngoài nước đánh giá là một nhà văn hóa, trí thức tiêu biểu thời đại Hồ Chí Minh trong thế kỷ 20 và những năm đầu thế kỷ 21, một nhân vật hội tụ nhiều phẩm chất cao đẹp của thời đại: Có tư duy uyên bác, tầm nhìn xa trông rộng, tâm huyết với sự nghiệp cách mạnh, khát vọng dân tộc chân chính, luôn gần gũi và gắn bó với các tầng lớp nhân dân…Ông là người đặt nền móng cho ngành xã hội học và mỹ học Việt Nam, đồng thời được đánh giá là người có biệt tài viết câu đối và văn tế biền ngẫu (phú, văn tế, văn bia), một bậc thầy về thể văn phú, nhất là thể hiện về đề tài lịch sử, về văn hiến dân tộc.
Dưới đây là một số tổng hợp bước đầu về các tác phẩm, các công trình khoa học của Giáo sư, Anh hùng Lao động Vũ Khiêu đã công bố mang đậm dấu ấn của ông trên nhiều lĩnh vực.
A. TRIẾT HỌC VÀ ĐẠO ĐỨC HỌC
1. Về cách mạng tư tưởng, NXB Sự thật, Hà Nội, 1958, tái bản 1960
2. Thanh niên nông thôn trước cao trào cách mạng XHCN, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1959
3. Mác - Ăngghen - Leenin bàn về đạo đức, NXB Khoa học xã hội, 1972
4. Đảng ta bàn về đạo đức, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1973
5. Đạo đức mới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1974
6. Lao động là nguồn gốc của mọi giá trị, NXB Thanh niên, 1975
7. Mấy vấn đề đạo đức cách mạng, NXB TP. HCM, 1976
8. Triết học Tư bản Phương Tây hôm nay, NXB Thông tin lý luận, 1980
9. Người Trí thức Việt Nam qua các chặng đường lịch sử, NXB TP. HCM, 19876.
10. Góp phần nghiên cứu cách mạng cách mạng tư tưởng và Văn hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1987
11. Nho giáo xưa và nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990
12. Văn hóa Thủ đô hôm nay và ngày mai, Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội XB năm 1991
13. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong truyền thống Dân tộc và Nhân loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993
14. Nho gia và Gia đình, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990
15. Nho gia và Đạo đức, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995
16. Đức trị và Pháp trị trong Nho giáo, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995
17. Nho giáo và phát triển ở Việt Nam, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia - Hà Nội, 1995
18. Nho giáo và Con người, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1996
19. Triết học Phương Đông: Nho giáo và bộ "Tứ thư", NXB Khoa học xã hội, 1990
20. Học tập đạo đức Bác Hồ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2015
Giáo sư Vũ Khiêu là người đặt nền móng cho ngành xã hội học và mỹ học Việt Nam
B. MỸ HỌC VÀ NGHIÊN CỨU NGHỆ THUẬT
1. Đẹp, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1963
2. Anh hùng và Nghệ sĩ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1972
3. Cách mạng và Nghệ thuật, NXB TP. HCM, 1979
4. Con người mới Việt Nam và sứ mệnh vinh quang của văn nghệ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1980
5. Rừng thẳm tuyết dày (dịch từ Trung văn, 6 tập), NXB Thanh niên, Hà Nội, 1981
C. NGHIÊN CỨU VÀ GIỚI THIỆU
1. Thơ Cao Bá Quát, NXB Văn học, Hà Nội, 1970; tái bản 1977, 1981
2. Truyện các ngành nghề; NXB Lao động, Hà Nội, 1977
3. Nguyễn Trãi, Cục Thông tin và Cổ động Bộ Văn hóa phát hành, 1980
4. Thơ Nguyễn Trãi, NXB Văn học, Hà Nội, 1980
5. Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của trí thức Việt Nam (viết cùng Nguyễn Đức Sự), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980
6. Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980
7. Nguyễn Đình Chiểu, NXB Thông tin, Bộ Văn hóa, Hà Nội, 1981
8. Nghiên cứu về Trung Quốc hiện đại (tác phẩm của Vũ Hoàng Địch), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985
9. Văn thơ Ngô Thì Nhậm, NXB Văn học, Hà Nội, 1985
10. Đặng Huy Trứ, con người và tác phẩm, NXB TP. HCM, 1992
11. Ngô Thì Sĩ, những chặng đường văn thơ (tác phẩm của Trần Thị Băng Thanh), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992
12. Thi hào Nguyễn Khuyến - Đời và Thơ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1992
13. Trần Đăng Ninh - Con người và lịch sử, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996
14. Nho giáo ở Gia Định, NXB TP. HCM, 1996
15. Văn Hiến Việt Nam, NXB TP. HCM, 2002
16. Từ văn hiến Thăng Long đến hòa khí Đồng Nam và thành đồng Tổ Quốc, NXB Hà Nội, 2010
17. Trường Sơn máu lửa vạn đại anh hùng, NXB Hà Nội, 2009
18. Hồ Chí Minh, ngôi sao sáng mãi trên bầu trời Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2012.
19. Địa chí Quảng Ninh (3 tập), NXB Lao động, 2000
Tổng tập Nghìn năm Văn hiến Thăng Long gồm 4 tập, dày hơn 8000 trang của 1000 tác giả do GS. AHLĐ Vũ Khiêu làm Chủ biên được xuất bản năm 2010
D. VIẾT CÙNG TẬP THỂ
1. Vì nước xả thân, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1968
2. Không có gì quý hơn độc lập tự do, NXB Thanh niên, Hà Nội, 1972
3. Mười năm văn học chống Mỹ, NXB Giải phóng, 1972
4. Triết học Mác Leenin, Ban Tuyên huấn TW, 1973
5. Đường lối cách mạng Việt Nam, Vụ Tuyên huấn XB 1973
6. Tâm gương yêu nước và lao động nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu, NXB Khoa học Hà Nội, Hà Nội, 1973
7. Lòng tin và Trách nhiệm, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1977
8. Nông thôn Việt Nam trong lịch sử, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978
9. Nghiên cứu học tập văn thơ Hồ Chủ tịch, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1979
10. Nguyễn Trãi, khí phách và tinh hoa dân tộc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980
11. Văn học Việt Nam trên đường chống phong kiến phương Bắc, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1981
12. Ghê - oóc -ghi Đi - mi - tơ - rốp, NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội, 1982
13. Kỷ niệm 600 năm ngày sinh Nguyễn Trãi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982
14. Dịch từ Hàn sang Việt - một khoa học, một nghệ thuật, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1982
15. Về giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, (hai tập), NXB Thông tin lý luận, Hà Nội, 1983
16. Chủ nghĩa nhân đạo Cộng sản với vấn đề giáo dục thế hệ trẻ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1984
17. Một số vấn đề lý luận về lịch sử tư tưởng Việt Nam, Việt triết học XB, Hà Nội, 1984
18. Nghiên cứu Hán Nôm, Viện nghiên cứu Hán Nôm XB, Hà Nội, 1984
19. Chủ nghĩa Duy vật lịch sử, NXB Sách giáo khoa Mác - Leenin, Hà Nội, 1985
20. Bốn mươi năm đề cương văn hóa Việt Nam, NXB sự thật, Hà Nội, 1985
21. Công việc viết văn, Trường viết văn Nguyễn Du XB, Hà Nội, 1985
22. Hôn nhân và Gia đình, Viện xã hội học XB, Hà Nội, 1985
23. Hôn nhân và Hạnh phúc, Viện xã hội học XB, Hà Nội, 1985
24. Một số vấn đề kinh tế - xã hội Tây Nguyên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1985
25. Bác Hồ với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Phụ nữ XB, Hà Nội, 1990
26. Hồ Chí Minh - Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1990
27. Hồ Chí Minh, danh nhân Văn hóa, Viện Văn học XB, Hà Nội, 1990
28. 45 năm Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Ủy ban Khoa học Nhà nước XB, Hà Nội, 1990
29. Kinh tế xã hội Việt Nam dự báo đến năm 2000, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước XB, Hà Nội, 1990
30. Văn hóa xã hội chủ nghĩa, Ban Văn hóa tư tưởng XB, Hà Nội, 1991
31. Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Viện Văn học XB, Hà Nội, 1991
32. Văn hóa và Phát triển xã hội, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia XB, Hà Nội, 1993
33. Cho cây đời thêm xanh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994
34. Nho giáo tại Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994
35. Văn hóa xã hội chủ nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1995
36. 50 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995
37. Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995
38. Bình luận khoa học về Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995
39. Cách mạng tháng Tám và sự nghiệp đổi mới hôm nay (chủ biên), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995
40. Văn hóa học đại cương và cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996
41. Nguyễn Trãi, EUROPE, No 613, Mai.1980
42. Đạo đức xã hội ở nước ta hiện nay - Vấn đề và giải pháp, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006
43. Tổng tập Thăng long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến (4 tập), NXB Văn hóa, Hà Nội, 2010
44. Bách khoa thư Hà Nội (18 tập), NXB Thời đại, Hà Nội, 2010
45. Tủ sách Nghìn năm Thăng Long Hà Nội (hơn 100 cuốn), nhiều NXB, 2010
46. Đề cương văn hóa Việt Nam, chặng đường 60 năm, NXB Sự thật, Hà Nội, 2004
47. Triết lý phát triển ở Việt Nam, mất vấn đề cốt yếu, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002
48. Trường Chinh, một trí lớn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, 2020
49. Đề cương văn hóa Việt Nam 1943, những giá trị tư tưởng - văn hóa, Viện Văn hóa Thông tin XB 2003
50. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Văn hóa, Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương XB năm 2003
51. Toàn cầu hóa và Quyền công dân ở Việt Nam - Nhìn từ khía cạnh Văn hóa, NXB Chính trị Quốc gia
52. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng văn hóa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia
53. Triết lý về mối quan hệ giữa cái kinh tế và cái xã hội trong phát triển, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001
Còn tiếp...!
Giáo sư Vũ Khiêu làm việc tận hiến đến những ngày cuối cùng của cuộc đời
Giáo sư Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu, sinh ngày 19 tháng 9 năm 1916 tại làng Hành Thiện xã Xuân Hồng huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định. Ông tốt nghiệp tú tài trường Bonnal xưa, nay là Trường Trung học phổ thông Ngô Quyền, Hải Phòng. Năm 1935, ông về Hà Nội sinh sống và làm việc. Ông tham gia Cách mạng từ rất sớm, trước năm 1945, từng hoạt động trên các lĩnh vực: Công tác Đảng, tuyên huấn, dân vận, chính quyền, quân đội, đối ngoại...Trong kháng chiến chống Pháp, ông đảm nhiệm công tác tuyên huấn ở Khu 10, rồi khu Việt Bắc, Tây Bắc. Ông cũng có mặt tại tiền tuyến từ Chiến dịch Biên giới năm 1950 đến Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954. Trong thời gian này, ông cùng làm việc với nhiều văn nghệ sĩ, trí thức nổi tiếng của Việt Nam như: Tô Ngọc Vân, Nguyễn Xuân Khoát, Thế Lữ, Thanh Tịnh, Đoàn Phú Tứ... Sau năm 1954, ông chuyển dần từ công tác tuyên huấn sang công tác nghiên cứu. Giáo sư Vũ Khiêu tham gia giảng dạy triết học và lý luận khoa học xã hội cho các trường Đảng và các trường đại học. Năm 1959, ông làm Thư ký khoa học xã hội của Ủy ban Khoa học Việt Nam, sau đó được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam. Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học. Ông miệt mài nghiên cứu khoa học, viết sách và sáng tạo văn học nghệ thuật đến những ngày cuối đời. Ông mất ngày 30/9/2021 hưởng thọ 106 tuổi. Để ghi nhận những cống hiến xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đất nước; sự nghiệp bảo tồn và phát huy văn hóa Dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã tặng thưởng Giáo sư Vũ Khiêu nhiều phần thưởng cao quý: Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng; Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ đợt 1 (1996); Danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (2000); Huân chương Độc lập hạng Nhất (2006); “Công dân Thủ đô ưu tú” (2010) và nhiều Bằng khen của các Bộ, ban ngành. |
---
Đọc thêm các bài viết cùng chủ đề trên Chuyên trang Hội nhập Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển - https://hoinhap.vanhoavaphattrien.vn/