Nhân sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Chỉ thị số 45/CT-TTg về tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2021, xin giới thiệu bài viết "Môi trường bảo vệ ai - Ai bảo vệ môi trường...?" của tác giả Đỗ Phượng và Vương Xuân Nguyên đề cập năm 2017 khi đề xuất một số giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan, bão, lụt, sạt lở, hạn, mặn gây hậu quả nặng nề đến tính mạng, tài sản nhân dân.
Môi trường quyết định sự phát triển bền vững
Môi trường là một phạm trù khoa học liên ngành. Môi trường mang một nội dung khá rộng được định nghĩa và xem xét tùy theo mục tiêu, yêu cầu nghiên cứu môi trường của các đối tượng khác nhau. Trong phạm vi quốc gia, môi trường chính trị, môi trường xã hội luôn là tâm điểm nghiên cứu tìm tòi và phân tích của những nhà chính trị và cả những học giả về khoa học xã hội. Môi trường kinh tế (đương nhiên luôn kèm theo môi trường chính trị, xã hội) lại là tiêu điểm của các nhà đầu tư và những người làm kinh doanh.
Môi trường đề cập trong bài viết này là môi trường sinh thái, môi trường sống trong lành. Đôi khi người ta viết môi trường sống thay cho môi trường sinh thái. Cách viết đó dẫu không hoàn toàn sai nhưng thiếu độ chuẩn xác. Bởi môi trường sống không chỉ là môi trường sinh thái mà còn là môi trường kinh tế, chính trị, xã hội. Môi trường sống trong lành chính là cách hiểu dân dã về môi trường sống sinh thái.
Trong nhiều năm nay, ô nhiễm môi trường đang ngày càng gia tăng và trở thành một vấn đề xã hội cấp bách mang tính toàn cầu. Hàng loạt những hội nghị, hội thảo kể cả những hội nghị của những người đứng đầu quốc gia bàn bạc và đề xuất những sáng kiến, thông qua các thỏa ước khu vực và quốc tế nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Các nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, các tổ chức phi chính phủ cùng những công trình nghiên cứu về môi trường liên tiếp xuất hiện ở khắp nơi.
Họ cũng có nhiều hình thức hoạt động phong phú nhằm kêu gọi các chính phủ, các doanh nghiệp, các công ty siêu quốc gia, hoạch định chương trình, áp dụng các giải pháp khoa học liên ngành, liên quốc gia và toàn cầu nhằm bảo vệ thế giới thoát khỏi những thảm họa môi trường đang từng ngày từng giờ uy hiếp cuộc sống của loài người. Tuy nhiên tình trạng ô nhiệm môi trường vẫn ngày một nghiêm trọng hơn. Dẫu chưa phải là bó tay, thế giới vẫn chưa tìm được tiếng nói đồng nhất và những biện pháp khả thi để bảo vệ môi trường.
Bảo vệ môi trường đã thực sự trở thành vấn đề toàn cầu. Tuy nhiên, ở từng quốc gia vì lợi ích sống còn của mình, người ta cũng đã chủ động thực thi những chương trình và giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường dẫu chỉ có tính cục bộ. Trong điều kiện chưa có sự đồng thuận để đạt tới một giải pháp toàn cầu về bảo vệ môi trường thì những nỗ lực ở mỗi quốc gia là rất cần thiết và cũng đạt tới những hiệu quả rất đáng trân trọng.
Ở nước ta từ năm 1993, Quốc hội đã thông qua luật bảo vệ môi trường. Năm 2003, ta đã xây dựng chiến lược bảo vệ môi trường đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Cũng trên tinh thần đó, với tầm nhìn tổng quát hơn, năm 2004 Nhà nước ta thông qua định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trên tinh thần nghị quyết của Bộ Chính trị, Chính phủ đã xây dựng chương trình hành động về bảo vệ môi trường. Như vậy nhiệm vụ bảo vệ môi trường đã được đặt trong chương trình nghị sự của Đảng và Nhà nước ta được 24 năm và đã trở thành vấn đề thời sự nóng hổi hiện nay. Người ta đã đề xuất và bắt tay vào thực hiện hàng chục dự án khá toàn diện nhằm bảo vệ môi trường ngay trong năm 2005. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng được yêu cầu thực hiện một trong những dự án đó. Mặt trận đã thảo ra chương trình "Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường". Dự án của Mặt trận tương đối tương đối toàn diện và đã yêu cầu sự tham gia của các tổ chức thành viên, đặc biệt là các tổ chức chính trị xã hội. Dự án của Mặt trận cũng đã đề ra các nhóm chương trình mục tiêu từ tuyên truyền, giáo dục, truyền thông nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và thay đổi hành vi của mỗi cá nhân của toàn xã hội về bảo vệ môi trường. Đến nhóm chương trình đẩy chủ trương xã hội hoạt động bảo vệ môi trường và tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc tham gia công tác giám sát bảo vệ môi trường ở địa phương, cơ sở. Nhóm chương trình mục tiêu thứ ba là phát huy vai trò của các tổ chức thành viên của Mặt trận trong tham gia bảo vệ môi trường. Nhóm chương trình mục tiêu thứ tư là xây dựng mô hình điểm về lồng ghép bảo vệ môi trường với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội.
Trong khi đánh giá cao chương trình của Mặt trận về toàn dân tham gia bảo vệ môi trường có không ít ý kiến nêu lên cảm nhận của mình về sự chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta. Có nhiều ý kiến bức xúc thậm chí bất bình về tình trạng ô nhiễm môi trường đang tràn lan, không chỉ ở đô thị mà cả các vùng nông thôn. Người ta phê phán ý thức và nhận thức về bảo vệ môi trường của các cá nhân và tổ chức làm quy hoạch đặc biệt là quy hoạch đô thị và các khu công nghiệp. Ta hoàn toàn thông cảm với với tâm trạng lo lắng và bức xúc của nhiều người trước tình trạng ô nhiệm môi trường ở nhiều nơi trong nước ta hiện nay. Cũng có thể cảm thông về sự chậm trễ trong việc xúc tiến các chương trình và giải pháp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, cũng có thể nhắc lại lời dạy của cha ông ta xưa "Không lo sự chậm trễ chỉ lo sự hiểu biết chưa thấu đáo và càng lo không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc công việc như thế nào".
Xét cho cùng, trong hoàn cảnh kinh tế xã hội ở nước ta mà ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ trước đã tính đến việc phải xây dựng và ban hành luật bảo vệ môi trường cũng đáng được kể là một sự nhạy cảm tương đối sớm trong công cuộc xây dựng đất nước.
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
Giữa những năm 80 của thế kỷ trước, nhiều nhà cách mạng tiền bối, nhiều nhà văn hóa, nhà khoa học lớn của đất nước đã dự báo về nguy cơ ô nhiễm môi trường thiên nhiên, ô nhiễm môi trường văn hóa, xã hội và từ đó đề xuất việc thành lập một tổ chức xã hội nhằm mục tiêu bảo vệ và tôn tạo cảnh quan thiên nhiên môi trường, tôn vinh và giữ gìn bản sắc bản sắc văn hóa dân tộc. Hội Sinh vật cảnh Việt Nam được thành lập từ chính những ý tưởng đó. Gần ba mươi năm đã trôi qua, nhiều đồng chí đã qua đời như các đồng chí: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Lê Văn Hiến, Lê Thành, Phạm Văn Kiết, Nguyễn Văn Trung, Ngô Luân, Trần Lâm và nhiều đồng chí khác...Nhưng vẫn còn đó những tiếng nói gan ruột của họ xuyên suốt cả lịch sử dân tộc, từ cuộc sống của người Việt cổ để diễn đạt về mối quan hệ giữa con người, các tộc người với thiên nhiên. Vẫn còn đó những bản tham luận trong nhiều cuộc hội thảo khoa học cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có bài phát biểu sâu sắc về cuộc sống hòa đồng của người Việt với thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên, khai thác và cải tạo thiên nhiên, luôn luôn tôn tạo và làm cho cảnh quan thiên nhiên phát triển đa dạng, phong phú vẫn được những người yêu Sinh vật cảnh luôn luôn nhắc lại như một kim chỉ nam cho hoạt động Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam.
Với các đồng chí Lê Thành, Nguyễn Thọ Chân thì hoa, cây cảnh, cá cảnh, chim cảnh và non bộ chỉ là những mũi nhọn đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ và thưởng thức thậm chí có giá trị kinh tế cao cũng chỉ có thể xuất hiện trên nền tảng cảnh quan thiên nhiên môi trường của vùng đất đa dạng sinh thái đặc trưng Việt Nam hiếm có trên thế giới. Đối với các anh thì không chỉ thiên nhiên mà cả những hoạt động sáng tạo thủ công cũng nằm trong đặc trưng văn hóa Sinh vật cảnh. Bởi vậy các anh quan tâm đến việc thu hút những dòng tranh dân gian và kể cả các nghề khảm bạc, khảm trai, khắc gỗ; nghề gốm mĩ nghệ cho đến thư pháp vào trong nội dung hoạt động của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam.
Với các đồng chí Lê Thành, Nguyễn Thọ Chân thì hoa, cây cảnh, cá cảnh, chim cảnh và non bộ chỉ là những mũi nhọn đáp ứng yêu cầu thẩm mĩ và thưởng thức thậm chí có giá trị kinh tế cao cũng chỉ có thể xuất hiện trên nền tảng cảnh quan thiên nhiên môi trường của vùng đất đa dạng sinh thái đặc trưng Việt Nam hiếm có trên thế giới. Đối với các anh thì không chỉ thiên nhiên mà cả những hoạt động sáng tạo thủ công cũng nằm trong đặc trưng văn hóa Sinh vật cảnh. Bởi vậy các anh quan tâm đến việc thu hút những dòng tranh dân gian và kể cả các nghề khảm bạc, khảm trai, khắc gỗ; nghề gốm mĩ nghệ cho đến thư pháp vào trong nội dung hoạt động của Hội Sinh Vật Cảnh Việt Nam.
Nhiều bài viết đã đề cập đến cả cuộc sống của những dòng người đi mở đất. Họ không phải như những lớp người di dân đi khai thác cạn kiệt và phá hủy môi trường. Những người đi mở đất tạo dựng ta những ruộng đồng và nguồn nước để nuôi trồng cho cuộc sống thường nhật. Cũng chính họ là những người tạo ra kênh rạch lập nên những làng quê với những hàng tre, cây đa, bến nước, sân đình. Công cuộc dinh điền được ca ngợi của Nguyễn Công Trứ chính là tiếp nối kinh nghiệm và bài học từ tổ tiên xa xưa.
Đảng và Nhà nước ta ngày từ những ngày đầu trứng nước và những năm chiến tranh gian khổ, Bác Hồ và những vị lãnh đạo cao nhất đã thường xuyên nhắc nhở động viên và giáo dục cán bộ, chiến sĩ và nhân dẫn giữ gìn và chăm sóc những cánh rừng bạt ngàn để "rừng nuôi chiến sĩ, rừng ngăn quân thù". Cơ quan và bộ đội đến đâu cũng phải cùng nhân dân chăm lo giữ gìn vệ sinh, trồng rau xanh, chăn nuôi để được ăn no, ăn sạch ở sạch.
Ta còn nhớ từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước tục lệ trồng cây ngày Tết đã được nhân rộng ra toàn miền Bắc. Trong lớp lớp thanh niên, học sinh, sinh viên xây dựng công viên Thống Nhất, làm đường Thanh Niên thường có mặt Bác Hồ và nhiều đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng. Ngay khi bắt đầu xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, khu công nghiệp Việt Trì, người ta đã tính tới ngay những vành đai cây xanh cho các khu công nghiệp. Không chỉ hướng dẫn việc tôn tạo và chăm sóc các hòn đảo ở Vịnh Hạ Long, khi đi thăm các gia đình công nhân mỏ, Bác Hồ đã khuyên mọi người trồng cây quanh nhà lử và quanh khu tập thể để chắn bụi thân và bảo vệ môi trường.
Bác cũng nhắc nhở cán bộ lãnh đạo ngành than, khu vực nào khai thác xong thì phải có kế hoạch trồng cây tạo nên những cánh rừng bảo vệ vùng mỏ. Ta có thể liệt kê hàng loạt những kế hoạch vừa và nhỏ bảo vệ môi trường, tôn tạo di tích lịch sự, danh lam thắng cảnh từ Lạng Sơn đến bờ Bắc sông Bến Hải. Rất tiếc chỉ ít năm sau, chiến tranh đã lan rộng ra cả nước. Bom đạn Mỹ phá hủy thành phố, xí nghiệp và phá hủy luôn cả môi trường miền Bắc. Bom đạn và chất độ da cam của Mỹ đã hủy diệt môi trường ở khắp miền Nam nước ta. Dẫu rằng chiến dịch mùa xuân 1975 đã giữ được hầu như nguyên vẹn thành phố Sài Gòn và nhiều thành phố, thị xã khác nhưng sự tàn phá và hủy diệt của chiến tranh còn phải trải qua nhiều thế hệ mới khôi phục được.
Tại Hội thảo khoa học quốc gia "Bác Hồ với thiên nhiên và Sinh vật cảnh" do Hội Sinh vật cảnh Việt Nam phối hợp với Tỉnh ủy Nghệ An, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ chủ tịch tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2010) tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ, các Bộ ban ngành, lãnh đạo tỉnh Nghệ An, các nhà khoa học, nhà quản lý các cấp đã làm rõ nhiều luận điểm trong trọng về: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường sinh thái trong lành; Tết Trồng cây một nét đẹp văn hóa, một mỹ tục mới của nhân dân Việt Nam; Tầm nhìn vượt thời đại của Bác Hồ về biến đổi khí hậu toàn cầu...Đặc biệt, bài phát biểu sâu sắc và toàn diện của đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã nhấn mạnh: "Khi nói đến Bác, chúng ta đều cảm nhận một điều rất sâu sắc đó là sự hòa đồng với thiên nhiên, gần gũi với đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, đó như lẽ sống tự nhiên của Bác. Những ai đã từng được nghe, được đọc những mẩu chuyện do Bác kể, những tài liệu do Bác viết, thì ngay từ thuở ấu thơ đến thời trai trẻ ở trong nước đến khi bôn ba khắp các châu lục, cảnh quan thiên nhiên nơi Bác từng sống vẫn ẩn sâu trong tâm trí Bác gắn liền với đời sống con người nơi đó..."
Về nước sau 30 năm xa cách, ta đã biết Bác xúc động thế nào khi đặt bước chân đầu tiên lên mảnh đất quê hương, đất nước. Và rất dễ hiểu khi Pắc Bó hiện lên núi Các Mác, suối Lê-nin. Cảnh sắc thiên nhiên đã được Bác gửi gắm hoài bão, ý tưởng cách mạng của mình. Trong thời gian hoạt động bí mật cũng như trong những năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác đều yêu cầu các đồng chí chọn cho Bác nơi ở và làm việc gần rừng, gần suối và cũng không được xa cách với đồng bào.
Khi ở chiến khu Việt Bắc, lán Bác ở, nhà họp của Bác đều gắn với khung cảnh thiên nhiên nơi đó. Có đất trống để trồng cây, trồng rau. Ngay bãi bóng chuyền, nơi tập thể dục cũng không ngoại lệ. Khi về Hà Nội, ta đã biết Bác sống tại đó mà hôm nay chúng ta có khu di tích nơi ở và làm việc của Bác trong Phủ Chủ tịch. Khu di tích đó không bao gồm các toà nhà lớn mà chỉ tính từ đường xoài đến vườn cây, ao cá và Nhà sàn Bác Hồ.
Hồ Chí Minh và di sản của người còn sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế, nhiều nhà nghiên cứu về Việt Nam, về Hồ Chí Minh đã viết và diễn giảng về Bác Hồ của chúng ta là một vị lãnh tụ, nhưng Hồ Chí Minh sống hết sức giản dị, giàu lòng nhân ái, Người mang tư duy của tương lai, luôn đi trước thời đại, không phải chỉ có về triết học, kinh tế, chính trị học mà trước hết là về thiên nhiên.
Mấy năm gần đây trước nguy cơ của biến đổi khí hậu toàn cầu, các nước trên thế giới và Liên hiệp quốc đã đặt ra chương trình mục tiêu trồng hàng tỉ cây xanh, các bạn đã viết “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra Tết trồng cây từ nửa thế kỷ trước cho nhân dân mình”. Từ trước năm 1960, Bác Hồ đã thường xuyên khuyến khích các địa phương và nhân dân phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và tự mình tham gia trồng cây.
Bác Hồ với thiên nhiên là như vậy. Hòa đồng với thiên nhiên không chỉ vì cảnh sắc thiên nhiên đẹp mà chính vì cần môi trường sống trong lành. Có nhiều cây xanh, rừng rậm, bãi sú vẹt, rừng ngập mặn sẽ giảm bớt tai họa của bão lũ, khô hạn, sóng biển, triều cường. Nhất là ngày nay với nguy cơ của biến đổi khí hậu toàn cầu, tư duy của Bác Hồ về thiên nhiên, quan niệm về trồng cây xanh, về cách ứng xử với thiên nhiên của Bác càng gần gũi và thời sự hơn bao giờ hết đối với chúng ta.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội
Trở lại đánh giá sự quan tâm thường xuyên liên tục của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ta thấy, mười lăm năm trước thời kỳ đổi mới, dẫu vẫn phải đương đầu với cuộc chiến tranh kéo dài ở Tây Nam, nhà nước ta cũng đã tính ngay đến mục tiêu phát triển bền vững. Những công trình thủy lợi cùng những kế hoạch khôi phục và xây dựng vùng đồng bằng sông Cửu Long, những nỗ lực xây dựng đời sống kinh tế, xã hội ở miền Bắc, miền Trung đã góp phần không nhỏ khôi phục môi trường sống trong lành cho nhân dân.
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo cơ chế thị trường sau khi vượt khỏi thời kỳ kinh tế xã hội những năm 80 của thế kỷ trước, Đảng và Nhà nước ta luôn hướng theo chiến lược phát triển bền vững. Chương trình xóa đói giảm nghèo, kế hoạch trồng mới 5 triệu ha rừng, các dự án trùng tu, tôn tạo các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và mở các các vùng du lịch sinh thái giữ vai trò nhất định trong bảo vệ môi trường sinh thái.
Song tốc độ đô thị hóa cùng việc khẩn trương xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cơ chế thị trường với những ảnh hưởng từ các tác động của xu thế toàn cầu hóa đã làm nổi bật mâu thuẫn giữa một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu bị chiến tranh tàn phá với sự bùng nổ (thực sự cần thiết và hợp quy luật) của xây dựng và phát triển với nhiều trang thiết bị kỹ thuật các thế hệ khác nhau (bao gồm cả thế hệ lạc hậu đã bị thế giới loại bỏ đến trình độ tiên tiến nhất của thời đại kỹ thuật số).
Đương nhiên, chiến lược phát triển bền vững cân đối giữa phát triển kinh tế và công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách giầu nghèo cùng với việc tránh né và giảm thiểu tai họa ô nhiễm môi trường là nhiệm vụ lâu dài, là công việc của nhiều thế hệ. Điều quan trọng nhất là sự nhận biết, là những nỗ lực không mệt mỏi theo những mục tiêu đã được xác định.
Điều lệ Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã ghi rõ trong tôn chỉ mục đích của Hội là "bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái". Tính tự giác đó lẽ nào không xuất phát từ quan điểm, đường lối cơ bản xây dựng đất nước của Đảng ta.
Thật thú vị, ngay trong năm 2004, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Bến Tre nhận giải thưởng Nhà nước về môi trường. Hàng năm Hội phải cân nhắc thành tích của các tỉnh/thành Hội để đề nghị chính quyền các cấp khen thưởng toàn diện hay từng lĩnh vực nổi bật. Nếu Bến Tre thực hiện xanh, sạch, đẹp đến từng ấp, thị tứ, chợ và bến bãi thì Nam Định nổi bật từng huyện giữ gìn môi trường đẹp và trong lành, từ hàng tre ven đê, những bãi ven đường biển đến những tường hoa thay bằng bờ dậu hoa hòe. Hoặc như Hải Dương cả 5 dự án tỉnh Hội thực hiện đều mang giá trị bảo vệ môi trường, chí ít dự án "chuyển vườn tạp thành vườn hoa, cây cảnh" và dự án "bảo vệ 500 cây cổ thụ toàn tỉnh".
Bình Định, Ninh Bình, Bắc Ninh, Quảng Ninh và nhiều tỉnh/thành Hội khác trong cả nước đều có nhiều thành tích trong bảo vệ môi trường. Chính từ sáng kiến của Vĩnh Long đưa tiêu chí Sinh vật cảnh vào chấm điểm khu dân cư văn hóa, lan sang cả chục tỉnh thành khác mà Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt đã biểu dương tại Đại hội III của Hội rằng: "Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã lồng ghép nội dung toàn dân tham gia xây dưng Sinh vật cảnh vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư". Nhân điều này, đáng suy ngẫm về chương trình mục tiêu thứ tư của Mặt trận về "Xây dựng mô hình lồng ghép bảo vệ môi trường" ở các vùng miền và các cộng đồng dân cư của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Đến nay, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam cùng Hội thành viên các cấp với lực lượng hùng hậu gần 4 triệu cán bộ, hội viên người lao động trong lĩnh vực Sinh vật cảnh đã tích cực tham gia trồng mới hàng triệu cây xanh mỗi năm, bảo vệ chăm sóc trên 5000 cây cổ thu tiêu biểu trên mọi miền đất nước, trong đó có 200 cây đã được tôn vinh là Cây Di tích lịch sử văn hóa Việt Nam. Hội cũng đã chủ động tham gia việc đưa hoa cây cảnh vào công sở, bệnh viên trường học, xanh hóa nơi công cộng. Hội đã vận động cán bộ, hội viên và nhân dân chuyển đổi được hàng chục ngàn ha đất trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng hoa cây cảnh có giá trị cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Dọc chiều dài đất nước từ địa đầu Tổ Quốc Lũng Cú (Hà Giang) đến Đất Mũi (Cà Mau) với hàng triệu di tích lịch sử văn hóa, đâu đâu cũng được hoa cây cảnh tôn tạo khang trang. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều địa phương đã có nhiều cách làm hay, mô hình tốt trong việc đưa hoa cây cảnh trong quá trình xây dựng Nông thôn mới, Đô thị văn minh để tạo ra một diện mạo mới cho quê hương đất nước từ thôn bản đến phố phường đã được các cấp chính quyền đánh giá cao.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh vật cảnh Việt Nam lần thứ VI vào tháng 6 năm 2017, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng đã thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước đánh giá cao những đóng góp, thành tích của tổ chức Hội và Hội viên của Hội Sinh vật cảnh Việt Nam trong việc thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái, đồng thời chú trọng phát triển sinh vật cảnh không chỉ là ngành kinh tế sinh thái có giá trị cao mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Trong thực tế hoạt động nhiều năm qua, Hội Sinh vật cảnh Việt Nam đã tích cực xây dựng nhiều mô hình lồng ghép các hoạt động thiết thực của mình với các chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó có "Cuộc vận động toàn dân tham gia bảo vệ môi trường".
Link nội dung: https://vuongxuannguyen.vn/moi-truong-bao-ve-ai-ai-bao-ve-moi-truong-a35.html